Để tạo bước đột phá, việc xây dựng tuyến cao tốc này sẽ phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, phù hợp với quy hoạch và định hướng quy hoạch phát triển giao thông khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Vì vậy cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang được đẩy nhanh tiến độ và kế hoạch để đảm bảo đưa vào hoạt động đúng dự kiến.
1. Giới thiệu tổng quan cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ là dự án đường cao tốc cuối cùng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam Việt Nam, dài 92 km. Đường cao tốc này nối Tiền Giang qua Vĩnh Long với Cần Thơ, có điểm đầu tiếp nối đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương; đi qua địa bàn các xã, phường: Thân Cửu Nghĩa, Tam Hiệp, Long Định, Nhị Bình, Điềm Hy (huyện Châu Thành), Phước Lập (huyện Tân Phước), Tân Phú, Tân Hội, Phường 3, Phường 2 (thị xã Cai Lậy), Bình Phú, Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy), Mỹ Hội, Hậu Mỹ Phú, Hậu Thành, Hòa Khánh, Thiện Trí, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, An Thái Đông, An Thái Trung, An Hữu, Hòa Hưng (huyện Cái Bè) của tỉnh Tiền Giang; Tân Hòa, Tân Ngãi (thành phố Vĩnh Long), Tân Hạnh, Phú Quới (huyện Long Hồ), Phú Thịnh, Tân Phú (huyện Tam Bình), Đông Bình, Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh) của tỉnh Vĩnh Long, và điểm cuối là nút giao thông đường dẫn phía bắc cầu Cần Thơ. Đường cao tốc chính thức khởi công vào tháng 2 năm 2015 và dự kiến hoàn thành toàn tuyến vào năm 2023. Tổng chi phí xây dựng là trên 14.600 tỉ đồng.
Trong đó đoạn Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công năm 2009, dài 51 km, tuy nhiên hiện đang bị thiếu vốn do các vấn đề khách quan và pháp lí và chỉ mới đạt 15% khối lượng. Năm 2019 dự án được cấp vốn khởi động trở lại, dự kiến sẽ thông toàn tuyến cuối năm 2020 và thông xe vào 2021.
Tên cao tốc | Mỹ Thuận - Cần Thơ |
Chiều dài | 51 km |
Làn xe | dự kiến 4 làn xe |
Tổng vốn đầu tư | 14.600 tỉ đồng. |
Tốc độ quy định | 100 - 120 km/h |
Chủ đầu tư | Công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long |
2. Giai đoạn triển khai cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
- 5/2008 Thành lập công ty CP phát triển đường cao tốc BIDV để triển khai dự án
- 11/2009 Khởi công dự án lần 1
- 2/2012 BIDV từ chối triển khai tiếp và bàn giao lại Bộ GTVT tiếp nhận nguyên trạng
- 10/2014 Thủ tướng chấp thuận đầu tư dự án theo hình thức BOT
- Tháng 11-2014, Bộ GTVT xem xét rút bớt quy mô, giảm chiều dài tuyến cao tốc còn 51,1km, bề rộng mặt đường tuyến cao tốc chính từ 25,5-26,5m xuống còn 13,7m và thu hẹp bề rộng các cầu còn 13,75 m, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 còn 14.678 tỉ đồng
- 2/1015 Tái khởi công dự án lần 2
- Giữa năm 2017, Bộ GTVT lại phê duyệt điều chỉnh dự án, đưa bề rộng tuyến nền đường lên 17m (tăng thêm 3,3m), các cầu có bề rộng 17,5m (tăng thêm gần 4m) và tổng mức đầu tư còn 9.668,5 tỉ đồng
- 6/2017 Thi công trở lại, điều chỉnh vốn đầu tư 9.669 tỷ đồng
- 8/2018 Bộ GTVT điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án
- 3/2019 Dự án tái khởi công lần 4, đạt 10% khối lượng
- 6/2019 Chỉ còn công ty Tuấn Lộc, Công ty BMT, công ty cầu đường CII cùng đồng hành
- 8/2019 Điều chỉnh tổng mức đầu tư là 12. 668 tỷ đồng
- 12/2019 Giải ngân vốn ngân sách và ký hợp đồng tín dụng vay vốn ngân hàng
- 02/03/2020
- 12/2020 Thông xe (Dự kiến) Tiến độ thi công dự án (DA) cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang gặp một số khó khăn, vướng mắc mà chủ đầu tư không thể tự giải quyết
- 4/2021 Dự kiến hoàn thành lễ Khánh thành.
3. Tiến độ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
Ngày 20-3, lãnh đạo Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận xác nhận đơn vị vừa có văn bản gửi Thủ tướng về "đề xuất giải pháp triển khai dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đảm bảo thông toàn tuyến từ TP.HCM đến Cần Thơ trong năm 2021, hoàn thành năm 2022".
Theo đó, nhà đầu tư này đề xuất điều chỉnh, mở rộng phạm vi dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, bổ sung đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (dài 23km) vào dự án này. Về nguồn vốn, ngân sách nhà nước sẽ tham gia khoảng 2.400 tỉ đồng, phần còn lại do Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cùng Tập đoàn Đèo Cả làm đầu mối cùng các đối tác huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, nhằm đáp ứng tiến độ của dự án.
Theo nhà đầu tư, nếu bổ sung đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào dự án Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ rút ngắn thời gian triển khai còn khoảng 34 tháng thay vì 41 tháng nếu làm dự án mới, đảm bảo thông xe vào năm 2021, hoàn thành năm 2022. Phương án này cũng rút ngắn thời gian thu phí hoàn vốn của toàn dự án trước đây từ 14 năm 8 tháng còn 12 năm 6 tháng (rút ngắn được 2 năm 2 tháng).
Được biết, tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ chia thành 4 dự án thành phần gồm: TP.HCM - Trung Lương (đang vận hành, khai thác); Trung Lương - Mỹ Thuận (đang triển khai thi công); cầu Mỹ Thuận 2 (đang lựa chọn nhà đầu tư) và dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ (chưa lựa chọn nhà đầu tư).
4. Lợi ích cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng một số đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam và dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ diễn ra ngày 12/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án. Trong đó, các dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ cần được khẩn trương tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Đối với dự án tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Thủ tướng cho rằng, đây là tuyến rất quan trọng để kết nối với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, do đó Nhà nước sẽ hỗ trợ dự án này một cách tốt nhất.
Khi hoàn thành, cầu Mỹ Thuận 2 sẽ tạo nên sự gắn kết chặt chẽ thông thương giữa trung tâm kinh tế thương mại phía nam và các tỉnh ĐBSCL, góp phần hoàn thiện hệ thống vận tải, đồng thời giảm áp lực giao thông ngày càng lớn cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu và QL1.
Nhận xét
Đăng nhận xét